[tintuc] Hà Nội có bao nhiêu đô thị? Đô thị trung tâm là gì? Bạn đã thực sự biết? Theo quy hoạch mô hình phát triển không gian đô thị Hà Nội thì Hà Nội sẽ có 06 đô thị là đô thị trung tâm, 05 đô thị vệ tinh và các thị trấn. SJK Land xin gửi đến quý khách hàng thông tin về quy hoạch đô thị trung tâm. Dự án biệt thự,shophouse Avenue Garden nằm trong khu vực nào?

Một biểu tượng của Hà Nội 

Quy hoạch các phân khu của đô thị Trung tâm

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thành phố Hà Nội và cả nước. Dân số dự kiến đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 55.200 ha; đất dân dụng khoảng 34.900 ha; chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng khu vực nội đô khoảng 60 - 65 m2/người, khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng khoảng 90 - 95 m2/người, khu mở rộng phía Bắc sông Hồng khoảng 75 – 90 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 20.300 ha.

Khu đô thị trung tâm gồm các khu vực sau: Khu vực nội đô; khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng; khu mở rộng phía Bắc sông Hồng; khu vực hai bên bờ sông Hồng

Khu vực nội đô gồm: có khu vực nội đô lịch sử; khu vực nội đô mở rộng.

Khu nội đô lịch sử: giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội. Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của khu phố cổ, khu phố cũ, Hồ Gươm, Hồ Tây, Thành cổ … Điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài. Bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cải tạo chỉnh trang kiến trúc đô thị, cảnh quan, tăng cường cây xanh mặt nước và bảo vệ môi trường sống. Hạn chế phát triển nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học, giảm từ 1,2 triệu người xuống khoảng 0,8 triệu người.

Khu Nội đô mở rộng: giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ, là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ hiện đại, chỉnh trang kiến trúc một số khu dân cư và làng xóm ven đô trong quá trình mở rộng đô thị. Dân số đến năm 2030 khoảng 0,85 - 0,9 triệu người.

Khu mở rộng phía Nam sông Hồng từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4 gồm chuỗi các khu đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Là khu vực phát triển dân cư mới đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của vùng, quốc gia. Dân số đến năm 2030 khoảng 1,2 - 1,4 triệu người. Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden có vị trí thuộc vào phường Tây Tựu thuộc vào khu vực này.

Khu mở rộng phía Bắc sông Hồng, Nam sông Cà Lồ, gồm 3 khu vực chính:

Khu đô thị Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên: phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế … gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5 và quốc lộ 1. Đến năm 2030 dân số khoảng 0,7 triệu người.

Khu đô thị Đông Anh: Phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì; hình thành khu thể thao mới thành phố Hà Nội và Quốc Gia (phục vụ ASIAD), trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội (EXPO) và vui chơi giải trí của Thành phố. Đến năm 2030 dân số khoảng 0,55 triệu người.

Khu đô thị Mê Linh - Đông Anh: phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh. Đến năm 2030 dân số khoảng 0,45 triệu người.

Khu vực hai bên Sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô. Khai thác, kế thừa Quy hoạch Cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội (đã được Thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu) tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua Thành phố, ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa - đô thị Hồ Tây - Cổ Loa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây - Cổ Loa.

Khu đô thị Trung tâm là phần quan trọng nhất trong cấu trúc không gian phát triển đô thị của Hà Nội. Khu đô thị trung tâm có tổng 38 phân khu đô thị đã được lập đồ án quy hoạch, đang vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất, trong khu vùng nội đô mở rộng đã định hình; phần phía mở rộng phía Nam sông Hồng, khu đô thị Long Biên, Gia Lâm cũng đang có tốc độ phát triển chưa từng có thì khu vực hai bên bờ Sông Hồng, Đông Anh, Mê Linh cũng mới đi được chặng đường đầu. Một Hà Nội phát triển là đô thị trung tâm và 05 thành phố vệ tinh đang dần hình thành sẽ là trọng tâm trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội Xanh – Văn hiến – Văn Minh – Hiện đại.

Công ty Cổ phần phát triển SJK Việt Nam đơn vị chuyên tư vấn đầu tư, phân phối dự án bất động sản Tây Hồ, dự án biệtthự, shophouse Avenue Garden. Hotline: 085.989.3555

Trân trọng!

[/tintuc]