[tintuc] Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước, đồng thời là trung tâm văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, kỹ thuật quan trọng của cả nước, đang trên đường trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hà Nội đã ra quyết định quan trọng làm thay đổi quy mô, tính chất phát triển của mình khi mở rộng địa giới hành chính lên gấp 3,6 lần. Việc quy hoạch lại để phát triển bền vững, có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh tế. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn Minh – Hiện Đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; có môi trường sống, làm việc tốt, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi.

Mô hình phát triển 

Thông tin tham khảo: Chính thức mở bán shophouse, biệt thự Avenue Garden 

Để thực hiện được vấn đề này Hà Nội cần định hình cho mình những nét phát triển chính, một trong số đó là mô hình không gian phát triển. Nếu trước đây Hà Nội chỉ bao gồm nội thành và ngoại thành Hà Nội thì hiện tại với diện tích lên tới 3.344,6km2 thì Hà Nội phát triển theo mô hình chum đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn. Hệ thống này được kết nối với nhau bằng mạng lưới giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mô hình liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố).

Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thành phố Hà Nội và cả nước.

5 đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ

Đô thị vệ tinh Hòa Lạc có chức năng chính về khoa học công nghệ và đào tạo. Đầu tư các cơ sở trọng tâm là đại học quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao Hòa Lạc; tiếp tục hoàn thiện Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam gắn với hồ Đồng Mô - Ngải Sơn và vùng du lịch Ba Vì - Viên Nam, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại và đồng bộ như: Trung tâm y tế, các cơ sở giáo dục đại học, các dự án về đô thị mới như Tiến Xuân - Phú Mãn, Đông Xuân.

Đô thị vệ tinh Sơn Tây là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là khu bảo tồn Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế và các đô thị mới.

Đô thị vệ tinh Xuân Mai là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và hệ thống làng nghề; Phát triển các khu tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm dịch vụ về thương mại, đào tạo đại học, cao đẳng ….

Đô thị vệ tinh Phú Xuyên là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa; xây dựng các khu, cụm công nghiệp để di dời công nghiệp từ các khu vực nội đô, khu vực Hà Tây (cũ) và hỗ trợ phát triển nông nghiệp cho vùng đồng bằng phía Nam sông Hồng. Hình thành các trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các khu nhà ở công nhân và các tiện ích đô thị khác như y tế chất lượng cao, đào tạo nghề …

Đô thị vệ tinh Sóc Sơn là đô thị phát triển về công nghiệp và dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, hình thành mới khu công nghiệp Mai Đình và các khu công nghiệp sạch; trung tâm y tế, khu đại học tập trung. Khai thác tiềm năng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế xuyên Á Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh và vùng cảnh quan núi Sóc và chân núi Tam Đảo.

Các thị trấn: Xây dựng các thị trấn theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp, từ các thị trấn huyện lỵ hiện hữu như: Phùng, Tây Đằng, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn và các thị trấn mới.

Với mô hình phát triển trên thì Hà Nội phải thực hiện các công việc:

Lập các đồ án quy hoạch các phân khu trung đô thị trung tâm, đồ án quy hoạch các đô thị vệ tinh, các thị trấn….

Lập quy hoạch hệ thống giao thông tổng thể của Hà Nội kết nối Hà Nội với khu vực, trong nội đô, giữa các đô thị vệ tinh, đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm.

Phân kỳ mức độ ưu tiên nguồn lực cho các dự án trọng điểm phát triển cho đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.

Xây dựng đề án, mô hình quản lý kinh tế - xã hội cho khoa học, phù hợp với mỗi khu vực như chính quyền đô thị.

Hà Nội đã đi được một nửa chặng đường đầu trong quy hoạch phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong thời gian trên Hà Nội đã thực hiện được rất nhiều việc trong việc lập đồ án quy hoạch chung đến chi tiết, định hình những bước lớn công việc phải thực hiện cho việc phát triển Thủ đô cũng như việc lựa chọn các dự án trọng điểm tạo điểm nhấn, khung nền làm đầu kéo cho sự phát triển tổng thể. Giai đoạn 2021-2030 sẽ là giai đoạn hoàn thiện chi tiết trên diện rộng của Hà Nội, hứa hẹn sẽ đem đến sự phát triển rực rỡ thực hiện thắng lợi mục tiêu một Hà Nội “Xanh – Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam, hotline: 085.989.3555

Thông tin tham khảo: Dự án shophouse, biệt thự avenue garden 

[/tintuc]