[tintuc]Hạ tầng giao thông luôn là xương sống của phát triển kinh tế. Theo nghị quyết của đại hội đảng bộ quận Bắc Từ Liêm năm 2021-2025 đây là thời thời điểm để phát triển khung hạ tầng của khu vực tạo động lực để các dự án dân sinh đi vào hoạt động như dự án shophouse, biệt thự Avenue Garden Tây Thăng Long, shophouse Sunshine Capital Tây Thăng Long….

Đoạn gần UBND phường Cổ Nhuế

Đoạn giao đường Cầu Noi

Đường Tây Thăng Long là trục đường mới, đi qua hàng loạt các quận, huyện mang tính chất kết nối vùng, liên kết khu vực. Khi tuyến đường đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi hoàn toàn tính chất phát triển của toàn khu vực nơi mà tuyến đường đi qua. Hiện tại các khu vực này đang là các canh đồng lớn, xen kẽ là các làng xóm trù phú đã phát triển hàng nghìn đời nay dựa trên sự màu mỡ của phù sa sông Hồng. Đường Tây Thăng Long đi qua kèm theo đó là các khu đô thị mới, các công viên, các trụ sở cơ quan, các khu dân cư mới như dự án shophouse, biệt thự Avenue Garden sẽ có cơ sở phát triển….tạo nên một diện mạo khang trang, hiện đại cho toàn khu vực. Tuyến đường trở thành động lực phát triển kinh tế thậm chí là trung tâm của các địa phương mà nó đi qua.  

Đường Tây Thăng Long được biết đến theo Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31.3.2016 phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nội dung về tuyến đường này.

Theo đó, tuyến đường Tây Thăng Long được ký hiệu là TC 06 (trục chính đô thị chủ yếu số 06), có tổng chiều dài 33km, điểm đầu giao với đường Vành đai 2 tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, điểm cuối là đoạn giao với Quốc lộ 32 thuộc Thị xã Sơn Tây, đi qua các quận, huyện: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sơn Tây. Tuyến đường được chia thành 02 đoạn: Phần từ đường vành đai 4 trở vào là đường Trục chính đô thị chủ yếu; đoạn từ đường vành đai 4 trở ra là đường trục chính ngoài đô thị. Mỗi đoạn này được chia thành nhiều đoạn ngắn hơn, tương ứng với mỗi giai đoạn và gói thầu khác nhau.

Đoạn trong đô thị có tổng chiều dài 12,91km, được xác định là trục chính đô thị, mặt cắt 60,5m, gồm 02 lòng đường xe chạy chính rộng 11,25m (tổng 22,5m), 02 lòng đường gom rộng 14m, dải phân cách trung tâm 06m, dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom rộng 2m, vỉa hè hai bên rộng 16m. Tiến độ thi công được chia thành 05 đoạn nhỏ.

Đoạn 1: từ đường vành đai 2 đến đường vành đai 3: đoạn này hiện tại đã thi công xong, trở thành phương án lưu thông chủ yếu kết nối đường vành đai 2 và đường vành đai 3, kết nối khu trung tâm Hà Nội với các quận, huyện bên ngoài. Tổng chiều dài của đoạn là hơn 2km. Phần cầu vượt đường Phạm Văn Đồng đang chờ đấu nối với giai đoạn mới.

Đoạn 2: Từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng.

Chiều dài của đoạn này là 3,3km, thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, có tổng mức đầu tư 1.494,4 tỷ. Đoạn này được khởi công vào cuối năm 2019, dự kiến thông xe vào cuối năm 2022. Hiện tại đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến UBND phường Cổ Nhuế 2, đoạn từ Học Viện Cảnh sát đi Văn Tiến Dũng chưa triển khai. Đoạn Từ UBND phường Cổ Nhuế 2 đi sông Nhuệ đã hoàn hiện hạ tầng 2 bên đường, lòng đường đổ nhựa. Đoạn từ Sông Nhuệ đến đường Cầu Noi đang thi công phần lòng đường, vỉa hè. Đoạn từ đường Cầu Noi đến trước Học Viện Cảnh Sát đang thi công hạ ngầm và thi công phần lòng đường. Đoạn đầu giao với đường Văn Tiến Dũng đã trải nhựa. Nhìn chung tiến độ của đoạn đường này thi công khá chậm, khó có thể hoàn thành trong năm 2022 được.

Đoạn 3: Đoạn từ Văn Tiến Dũng đến đường Tây Tựu

Đoạn này có chiều dài 2,8 km. Hiện tại đường có thể lưu thông thuận lợi cả hai chiều, đồng thời đây còn là có các dự án nhà ở như shophouse, biệt thự Tây Tựu, sunshine Capital Tây Thăng Long,… đang triển khai, một diện mạo mới đang dần hình thành, hứa hẹn một bức tranh nhiều màu sắc cho khu vực.

Đoạn 4: Từ đường Tây Tựu đến đường vành đai 4 thuộc địa phận thị trấn Phùng – Đan Phượng.

Chiều dài toàn tuyến 4,9km. Đoạn đường đang được thi công phần đầu (cách đường Tây Tựu 500m), phần còn lại chưa thi công, trong đó có đoạn chạy qua khu đô thị Vin Đan Phượng

Đoạn 5: Từ Vành đai 4 đi Sơn Tây.

Chiều dài 20,16km, điểm đầu tư đường vành đai 4 đoạn thị trấn Phùng, điểm cuối đoạn giao Quốc Lộ 32 tại Sơn Tây. Theo thiết kế mặt cắt tuyến đường rộng 40m, hiện tại chưa lưu thông.

Đường 32

Đường Tây Thăng Long là tuyến đường mới, huyết mạch phía Tây Bắc Hà Nội. Tuyến đường hoàn thiện đi vào sử dụng sẽ là giải pháp chia lửa cùng với tuyến đường Quốc lộ 32, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông thủ đô. Đồng thời đây cũng là giải pháp kết nối các quận, huyện Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây với nhau, kết nối đô thị vệ tinh Sơn Tây, các tỉnh Tây Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ với trung tâm Hà Nội. Đường Tây Thăng Long sẽ là tuyến đường định lại bản đồ bất động sản của các địa phương mà tuyến đường đó đi qua trong đó là cơ sở để các dự án như biệt thự, shophouse Avenue Garden phát triển.

Link video tiến độ dự án: 



 [/tintuc]